1. Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun
Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em.
Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa được đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, nguồn nước không hợp vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và cả nguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi đại tiện.
2. Biện pháp phòng chống
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, ít nhất mỗi năm 1 lần
- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn.
- Thực hiện ăn chín uống sôi
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
3. Tác hại của giun đối với cơ thể người
Giun sống trong ruột người gây nhiều tác hại, nhất là với cơ thể trẻ em.
Giun đũa, giun tóc chiếm thức ăn ở ruột làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh. Giun còn tiết ra chất độc làm cơ thể bị nhiễm độc, xanh xao, vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun gây đau bụng và các biến chứng nguy hiểm khác như: Tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, giun chui xuống ruột thừa gây viêm.
Giun móc bám vào ruột, hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém hay buồn ngủ trong giờ…
LƯU Ý: Khi tẩy giun cho trẻ
Thời gian thích hợp nhất để tẩy giun cho trẻ là: Sau khi ăn tối xong hoặc trước khi đi ngủ buổi tối (không được tẩy giun vào lúc đang đau bụng).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội